Làm gì khi trẻ bị bắt nạt bố mẹ không nên bỏ qua

cách xử lý khi trẻ bị bắt nạt

Các nhà nghiên cứu về bắt nạt đã phát hiện ra rằng trẻ bị bắt nạt có nhiều điều hơn là những gì bạn thấy. Ví dụ, nhiều người từng cho rằng điều đóchỉ về thể chất và gọi tên. Nhưng thực tế có sáu kiểu: bao gồm mọi thứ như : loại trừ và bàn tán về người khác đến chế nhạo sắc tộc hoặc tôn giáo của họ.

Không phải tất cả những kẻ bắt nạt đều giống nhau. Mỗi người có một phong cách khác nhau và sử dụng các chiến thuật khác nhau để đe dọa và kiểm soát nạn nhân của họ. Ví dụ, một số đứa trẻ rất ranh mãnh về cách chúng tấn công mục tiêu của mình, trong khi những đứa trẻ khác lại hết sức xấu tính. Bằng cách nhận thức được không chỉ các kiểu như bố mẹ nghĩ  mà cả các kiểu khác mà con bạn có thể gặp phải, bạn sẽ được trang bị tốt hơn để giúp đỡ con mình trong mọi tình huống.

Những kiểu trẻ bị bắt nạt trẻ phổ biến

Kiểu tác động vật lý

Bắt nạt thể chất là hình thức rõ ràng nhất. Nó xảy ra khi trẻ sử dụng các hành động thể chất để đạt được sức mạnh và kiểm soát mục tiêu của mình. Những kẻ bắt nạt về thể chất có xu hướng to lớn hơn, khỏe hơn và hung hãn hơn so với các bạn cùng lứa.

Ví dụ về tác động thể chất bao gồm đá, đánh, đấm, tát, xô đẩy và các hành vi tấn công thể xác khác. Không giống như các hình thức bắt nạt khác, tác động vật lý là hình thức dễ nhận biết nhất. Kết quả là con bạn sẽ bị những vết thương về thể xác ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Hình thức này luôn được nhà trường và bố mẹ quan tâm.

Bắt nạt bằng lời nói

Thủ phạm sử dụng những lời nói sử dụng từ ngữ, câu nói và  cách gọi tên  để kiểm soát và gây kích động tới mục tiêu . Thông thường,chúng sẽ dùng lời nói lăng mạ không ngừng để coi thường, hạ thấp và làm tổn thương người khác. Họ chọn mục tiêu dựa trên cách họ nhìn, hành động hoặc cư xử. chúng cũng thường nhắm vào những đứa trẻ yếu thế và không có khả năng kháng cự. 

Bắt nạt bằng lời nói thường rất khó xác định vì các cuộc tấn công hầu như luôn xảy ra khi người lớn không có mặt. Kết quả là, đó thường là lời nói của người này chống lại lời nói của người khác. Ngoài ra, nhiều người lớn cảm thấy những điều trẻ bạn bị bắt nạt bằng lời nói không ảnh hưởng đáng kể đến người khác. Do đó, bố mẹ thường bảo con   “bỏ qua việc đó đi”. Nhưng kiểu này cũng  cần được xem xét nghiêm túc.

Trẻ bị bắt nạt bằng mối quan hệ

Gây hấn quan hệ  là một kiểu bắt nạt lén lút và quỷ quyệt mà thường không được cha mẹ và giáo viên chú ý. Đôi khi chúng sử dụng mối quan hệ giữa các bạn để  gây hấn quan hệ là một kiểu thao túng môi trường trường học và  trong đó thanh thiếu niên cố gắng làm tổn thương bạn bè hoặc phá hoại vị thế trong lớp , trong trường  của con bạn. 

Những kẻ bắt nạt bằng  quan hệ thường  tẩy chay  những người khác khỏi nhóm, tung tin đồn, thao túng tình huống và phá vỡ lòng tin. Mục tiêu của chúng là chia rẽ quan hệ bạn bè cùng trang lứa  để nâng cao vị thế trong trường của chúng  bằng cách kiểm soát hoặc chia rẽ  người khác.

Nhìn chung, các bé gái có xu hướng bị  bắt nạt kiểu này trong quan hệ nhiều hơn các bé trai, đặc biệt là ở lứa tuổi từ lớp năm trở đi . Những cô gái này thường bị gọi  là  những cô gái xấu tính… Thanh thiếu niên phải hứng chịu sự gây hấn trong quan hệ có thể sẽ bị trêu chọc, xúc phạm, phớt lờ, loại trừ và đe dọa.

Mặc dù kiểu gây  hấn bằng  quan hệ là phổ biến ở trường trung học cơ sở , nhưng trong cuộc sống cũng thường xảy ra ở môi trường công sở. Trên thực tế, một số  ông chủ bắt nạt  và những kẻ khác ở nơi làm việc cũng có hành vi gây hấn kiểu này.

Bắt nạt trẻ qua mạng

Một số thanh thiếu niên sử dụng Internet, điện thoại thông minh hoặc công nghệ khác để quấy rối, đe dọa, làm xấu hổ hoặc nhắm mục tiêu vào con của bạn.

Ví dụ : bắt nạt trên mạng bao gồm đăng những hình ảnh gây tổn thương, đưa ra những lời đe dọa trực tuyến và gửi email hoặc tin nhắn gây tổn thương. Bởi vậy ,thanh thiếu niên thường bị thu hút, bắt nạt trực tuyến là một vấn đề ngày càng gia tăng trong giới trẻ. Nó cũng trở nên phổ biến hơn vì những kẻ này có thể quấy rối mục tiêu của họ với ít nguy cơ bị bắt hơn.

Chúng sử dụng công nghệ để khiến trẻ bị bắt nạt cảm thấy vô danh, bị cô lập và tách biệt khỏi hoàn cảnh. Đối với các mục tiêu trên mạng, nó có cảm giác xâm phạm và không bao giờ kết thúc. Chúng  có thể tiếp cận họ mọi lúc, mọi nơi, thường là ở nơi an toàn tại nhà riêng của họ. Kết quả là  hậu quả của việc bắt nạt trẻ qua mạng  rất nguy hiểm.

Kiểu bắt nạt bằng tình dục

Kiểu tấn công trẻ bằng  tình dục  bao gồm các hành động lặp đi lặp lại, có hại và làm nhục nhằm vào một người về mặt tình dục. Ví dụ bao gồm gọi tên mang tính chất khiêu dâm, nhận xét thô thiển, cử chỉ thô tục, đụng chạm không được mời, đề nghị gợi dục và tài liệu khiêu dâm. Chúng  có thể đưa ra nhận xét thô thiển về ngoại hình, sức hấp dẫn, sự phát triển giới tính hoặc hoạt động tình dục của một người cùng lứa tuổi. 

Trong những trường hợp cực đoan, bắt nạt tình dục sẽ dẫn đến tấn công tình dục. Các bé gái thường là mục tiêu của các bé trai và các bé gái khác. Các chàng trai có thể chạm vào họ một cách không thích hợp, đưa ra những nhận xét thô thiển về cơ thể của họ hoặc đề nghị họ. Các cô gái có thể gọi những cô gái khác bằng những cái tên như “đĩ” hoặc “dâm đãng”, đưa ra những nhận xét xúc phạm về ngoại hình hoặc cơ thể của họ và tham gia vào hành vi  sỉ nhục.

Nếu một cô gái gửi ảnh của mình cho bạn trai, anh ấy có thể chia sẻ bức ảnh đó rộng rãi nếu họ chia tay. Cô trở thành mục tiêu của sự bắt nạt tình dục vì mọi người chế giễu cơ thể cô, gọi những cái tên thô thiển và đưa ra những bình luận khiếm nhã về cô. Một số chàng trai thậm chí có thể coi đây là một lời mời công khai để cầu hôn cô ấy hoặc tấn công tình dục cô ấy.

Kiểu định kiến

Bắt nạt định kiến là dựa vào các chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng tình dục khác nhau. Kiểu này có thể bao gồm tất cả các kiểu bắt nạt nêu ở trên. Khi hành vi mang tính định kiến ​​xảy ra, trẻ em đang nhắm tới những người khác và chỉ trích họ.

Thông thường, kiểu này rất nghiêm trọng và có thể tạo cơ hội cho tội ác căm thù. Khi nào một đứa trẻ bị bắt nạt vì khuynh hướng tình dục, chủng tộc hoặc tôn giáo của mình bạn nên khuyến khích con báo cáo lại với bạn..

Đọc thêm những bài viết khác của chúng tôi : 

Dấu hiệu nhận biết con bạn có thể bị bắt nạt

Đồ dùng và trang phục bị hư hỏng

Khi bạn nhận thấy đồ dùng , trang phục của con bị hư hỏng hoặc bị bẩn , bạn có thể hỏi thăm xem có chuyện gì xảy ra với trẻ. Bạn nhẹ nhàng hỏi lý do vì sao lại như vậy ? Tuyệt đối không nên sử dụng những từ ngữ tức giận khi bạn thấy điều đó. Một số bố mẹ thường sai lầm ở điều này, dẫn tới bé không nhận được sự an tâm về chuyện đã xảy ra với mình và có xu hướng dấu bạn. Hậu quả sẽ rất nguy hiểm đến an toàn và tâm lý của trẻ.

Xa lánh bạn bè hoặc kết giao xã hội

Nếu đứa trẻ bị bắt nạt thường chọn ở nhà thay vì đi gặp bạn bè, đó có thể là dấu hiệu của nỗi sợ hãi đang lớn dần. Hành động này có thể được giải thích bởi tâm lý muốn tránh những môi trường có khả năng cao gặp phải những kẻ bắt nạt. Trẻ nhỏ không thể tự ý bỏ học và không đến trường vì sợ bố mẹ biết được, do đó, chúng sẽ chọn cách ở nhà nhiều và lâu hơn để tránh né những đối tượng đe dọa mình ở trường học.

Giảm tính tự trọng đột ngột

Khi trẻ bị bắt nạt khiến trẻ bắt đầu tự ti về giá trị bản thân.Chúng cảm thấy mình đang bị nhục mạ, đối xử tệ mà không vì lý do gì. Kết quả là, lòng tự trọng của trẻ bắt đầu giảm đi. Trẻ sẽ thường không còn tin tưởng vào năng lực của bản thân, cúi đầu xuống khi đi bộ hoặc nói với giọng rất nhỏ. Chúng cũng sẽ không trò chuyện nếu không được gọi tên, nhắc đến trực tiếp, hoặc thậm chí tiêu cực hơn, là sẽ tránh né giao tiếp một cách hoàn toàn.

Ngừng hoặc giảm tương tác với gia đình

Khoảng 1/5 số học sinh bị bắt nạt cho biết mối quan hệ của các em với các thành viên trong gia đình cũng gặp phải căng thẳng. Con có thể ở cùng phòng với bố mẹ nhưng không đóng góp gì vào cuộc trò chuyện. Trường hợp khác có thể là con trẻ bắt đầu dành nhiều thời gian hơn trong phòng riêng. Đây là điều cực kỳ “đáng nghi”, đặc biệt là khi trước đó đứa trẻ không hề có vấn đề hay xích mích nào với thành viên trong gia đình.

Khó ngủ, gặp ác mộng

Nếu nhận thấy con bạn đột nhiên khó ngủ hoặc thường xuyên gặp ác mộng, đó có thể là dấu hiệu của việc bị bắt nạt. Nghiên cứu cho thấy, việc bị bắt nạt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của trẻ em. Do đó, hãy dành nhiều sự quan tâm đến thói quen và chất lượng giấc ngủ của con bạn.

Trẻ có dấu hiệu sợ phòng vệ sinh

Nhà vệ sinh thường là nơi vắng vẻ, dễ bị che lấp, xa lớp học nên mức độ tiếng ồn có thể được kiểm soát, không có sự giám sát của người lớn, thầy cô… có thể thành địa điểm lí tưởng cho việc bị bắt nạt. Một khi đã bị bắt nạt, trẻ sẽ có dấu hiệu ám ảnh sợ phòng vệ sinh, sợ đi vệ sinh vì ở trường phải tiếp xúc, bạo hành trong những phòng vệ sinh chật chội, dơ bẩn…

Phản kháng khi bố mẹ đưa đến trường

Tất nhiên, khi bị bạo hành, bắt nạt thì không đứa trẻ nào muốn quay lại nơi mà chúng đã bị đau đớn, sợ hãi. Việc đến trường trở thành một sự đe dọa và là nổi ám ảnh lớn nhất đối với trẻ. Con bạn sẽ có những phản ứng như ôm chặt bạn, giãy giụa, thậm chí là khóc và van xin bạn để không phải đến trường, không muốn xa bạn mỗi khi bạn để con ở lại trường học một mình.

Thay đổi thái độ đột ngột với bố mẹ

Bị bắt nạt có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ. Các con có thể bắt đầu bộc lộ những thay đổi trong cách xử lý cảm xúc. Nếu bị đối xử tệ ở trường, rất có thể con trẻ sẽ cố tình làm những điều sai trái do ảnh hưởng từ hành động của kẻ bắt nạt trong vô thức. Đứa trẻ có thể bắt đầu gây hấn với anh chị em hoặc thậm chí là cha mẹ. Với trẻ nhỏ, đây là một dạng nỗ lực để chúng cảm thấy mình đang lấy lại được kiểm soát.

Thương tích lạ, khó giải thích

Trong trường hợp xấu, những kẻ bắt nạt có thể trở nên bạo lực về thể chất. Nếu con bạn đột nhiên bị thương hoặc bầm tím, đó có thể là dấu hiệu cho thấy chúng đang bị đối xử tệ và bị tấn công. Nếu thấy con không thể đưa ra lý do chính đáng hoặc hợp lý cho những xây xát trên người, bố mẹ hoàn toàn có cơ sở để lo lắng

Hỏi xin tiền hoặc vòi vĩnh một cách bất thường

Bắt nạt học đường có thể có nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể là về vật chất, bằng lời nói hay qua mạng xã hội. Những kẻ trấn áp có thể gây áp lực lên nạn nhân, buộc các em phải cung cấp tiền hoặc các món đồ cho chúng. Để không bị hành hung, trẻ thường phải hỏi xin tiền từ bố mẹ, vòi vĩnh mua sắm hoặc nhận quà nhiều hơn mức cần thiết thông thường.

Dựa vào những thông tin trên bạn có thể nhận biết con mình có thể đã bị bắt nạt . Hãy tìm hiểu để giải quyết vấn đề của trẻ và bạn dạy con xử lý những tình huống và đề phòng khi bị người khác bắt nạt.

Cách dạy con xử lý và phòng ngừa bị bắt nạt

Làm mẫu sự đồng cảm, tôn trọng từ khi con còn nhỏ

“Nếu con đã quen ngay từ đầu rằng con được đối xử một cách tôn trọng, con sẽ dễ dàng nhận ra khi con bị đối xử một cách thiếu tôn trọng và sẽ bảo vệ mình.” Cách hiệu quả nhất để giúp con không bị bắt nạt và không trở thành kẻ bắt nạt là giúp con lớn lên trong các mối quan hệ tôn trọng, yêu thương, hơn là mối quan hệ sử dụng quyền lực, sức mạnh để kiểm soát con.

Trẻ học được từ cả 2 vai trong mỗi mối quan hệ. Nếu đánh con, con học rằng bạo lực là cách giải quyết xung đột với người khác. Nghiên cứu cho thấy trừng phạt thể chất làm tăng hành vi bắt nạt. Việc dạy trẻ bằng cách trừng phạt dạy trẻ sử dụng bạo lực với người khác hoặc để người khác sử dụng bạo lực với mình. Việc phạt con dạy trẻ rằng người lớn sử dụng quyền lực để trẻ nghe lời, và dạy trẻ rằng bắt nạt có thể chấp nhận được. Hãy sử dụng các hình thức dạy con tích cực khác.

Dạy con các kỹ năng xã hội

Kẻ bắt nạt săn tìm trẻ dễ bị tổn thương. Nếu con gặp khó khăn trong kỹ năng xã hội, hãy ưu tiên hỗ trợ con kỹ năng xã hội để con không hấp dẫn kẻ bắt nạt. Chơi các trò chơi về kỹ năng xã hội, luyện tập ở nhà với con. Đóng vai với con các tình huống làm quen với bạn mới, tổ chức trò chơi. Ví dụ, trẻ hoà nhập nhanh thường đầu tiên quan sát trước, sau đó tìm cách phù hợp gia nhập nhóm, hơn là đột ngột xông vào. Nhiều khi vì muốn được chấp nhận, trẻ tiếp tục chơi với nhóm bạn kể cả khi bị trưởng nhóm bắt nạt.

Nếu bạn cảm thấy con có vẻ dễ bị tổn thương, hãy để ý lắng nghe con nói về tương tác với bạn bè để giúp con học cách lắng nghe cảm xúc bên trong và hỗ trợ con xây dựng mối quan hệ lành mạnh.

Giữ kết nối với con trong mọi tình huống

Trẻ cô đơn có nguy cơ bị bắt nạt cao hơn. Trẻ thường cảm thấy xấu hỏ khi bị bắt nạt, trẻ không muốn nói với bố mẹ. 80% việc làm cha mẹ là sự kết nối gần gũi với con và chỉ 20% là hướng dẫn. Sự hướng dẫn không hiệu quả trừ khi bạn với con có mối quan hệ gắn kết, nếu không, sự hướng dẫn sẽ làm con tránh xa bạn. Vì vậy hãy ưu tiên mối quan hệ với con, giao tiếp cởi mở với con trong bất cứ tình huống nào.

Dạy con hiểu về bắt nạt

Nghiên cứu cho thấy bắt nạt bắt đầu bằng lời nói. Phản ứng đầu tiên của “nạn nhân” quyết định trẻ còn tiếp tục là đối tượng hướng đến hay không.

Nếu kẻ bắt nạt thấy cảm thấy thành công trong việc làm trẻ cáu giận, cảm giác quyền lực, việc bắt nạt thường sẽ tăng tiến. Vì vậy nên thảo luận với con TRƯỚC KHI bắt nạt xảy ra để khi xảy ra tình huống đó, con có thể xử lý thành công khi kẻ bắt nạt “thử” phản ứng của con.

Làm mẫu sự tự tin trong tương tác với mọi người

Nếu bạn có xu hướng dễ dàng nhượng bộ để không làm lớn chuyện, nhưng sau đó cảm thấy không công bằng, đây là lúc cần thay đổi. Con đang quan sát bạn. Hãy thử tìm các cách khác để thể hiện nhu cầu, bảo vệ quyền của bạn mà vẫn tôn trọng với người khác.

Đóng vai để con cảm thấy thoái mái khi xử lý tình huống bị trêu trọc và khiêu khích

Đóng vai với con cách con thể bảo vệ mình khi bị bắt nạt. Chỉ cho con thấy kẻ bắt nạt muốn trẻ có phản ứng làm cho mình có quyền lực, con thể hiện cảm xúc và đánh lại chính là phản ứng kẻ bắt nạt muốn. Giải thích với con khi con không thể kiểm soát hành vi của kẻ bắt nạt, con có thể kiểm soát phản ứng của mình.

Trong mọi tương tác, cách con phản ứng có thể làm tính huống tăng tiến hoặc giảm nhẹ.

Con cần tránh “sa đà” vào tình huống đó bất kể kẻ bắt nạt làm con giận dữ thế nào. Chiến lược tốt nhất để giữ phẩm giá của bản thân và giữ phẩm giá cho “kẻ bắt nạt”—Nói cách khác, giữ phẩm giá bản thân bằng cách đi ra khỏi tình huống đó, và không tấn công hoặc xúc phạm kẻ bắt nạt.

Để làm điều đó, nói một cách bình tĩnh:

“Cậu ạ, tớ sẽ bỏ qua điều cậu nói.”

“Tớ nghĩ là tớ có việc khác cần làm.”

“Không, cám ơn cậu.”

Rồi, đi ra chỗ khác.

Dạy con đếm từ 1 đến 10 để giữ bình tĩnh, nhìn vào mắt kẻ bắt nạt và nói như trên. Luyện tập với con cho đến khi con có thể nói một cách cương quyết, bình tĩnh.

Hướng dẫn con cách bày tỏ ý kiến một cách tôn trọng

Trẻ cần học được rằng trẻ có thể đạt nhu cầu của mình mà vẫn tôn trọng người khác. Hướng dẫn con cách nói mà con có thể sử dụng “Bây giờ đến lượt tớ.” “Nào, dừng lại.” “Bỏ tay ra khỏi chân tớ.” “Không làm đau người khác.” “Tớ không thích cậu gọi tớ như vậy. Tớ muốn cậu gọi bằng tên tớ.”

Nói với trẻ không có gì xấu hổ

 Khi cảm thấy sợ người bắt nạt, khi đi ra chỗ khác và nói với người lớn để được giúp đỡ Tình huống bắt nạt có thể leo thang, và giữ an toàn quan trọng hơn giữ thể diện.

Dạy trẻ can thiệp để phòng ngừa bắt nạt khi chứng kiến

Chuyên gia về lĩnh vực bắt nạt Michele Borba nói rằng các nghiên cứu cho thấy trẻ có thể ngừng việc bắt nạt một nửa thời gian, trong vòng 10 giây.

Can thiệp: Đồng hành với trẻ đang bị bắt nạt và đưa bạn ra khỏi tình huống nguy hiểm

– Đứng cạnh trẻ bị bắt nạt, dẫn bạn đi ra chỗ có thể có người lớn giúp đỡ. Nói “Trông bạn có vẻ buồn” hoặc “Cô đang đi tìm cậu đấy” hoặc “Cô giáo bảo tớ đi tìm cậu cho cô.”

Tìm kiếm sự giúp đỡ

– Người bắt nạt thích có khán giả theo dõi. Lôi kéo các bạn khác ủng hộ con bằng cách nói “Các cậu ơi, tớ cần các cậu giúp”, sau đó đi “ Nào, đi thôi!” Và nếu bạn thấy không bị nguy hiểm, gọi cô giáo.

Hướng dẫn các kỹ năng tránh bắt nạt cơ bản

Bắt nạt xảy ra khi không có mặt người lớn. Nếu con đã từng bị bắt nạt, con nên tránh nơi không được giám sát. Ngồi trên hàng đầu trên xe buýt, đứng trên hàng đầu, ngồi gần bàn có người lớn là chiến lược để tránh bắt nạt.

Đừng ngần ngại can thiệp

Nhiệm vụ của phụ huynh là bảo vệ con. Hướng dẫn con bảo vệ mình, gọi điện cho thầy cô giáo hoặc hiệu trưởng. Đừng làm con cảm thấy con phải xử lý việc bị bắt nạt một mình. Kể cả khi không tổn thương thể xác, con cũng đang bị tổn thương tinh thần một cách sâu sắc. Sự xúc phạm, cô lập ảnh hưởng lớn đến tâm lý con.Nếu trường không thể bảo vệ con, có thể xem xét việc chuyển trường.

Bài viết trên sạch và bổ ích đã tham khảo từ nhiều nguồn : 11 cách dạy con xử lý và phòng ngừa bị bắt nạt

Hy vọng mang lại thông tin bổ ích cho bố mẹ để giữ cho con mình được an toàn và không là nạn nhân của tình trạng trẻ bị bắt nạt ở học đường và xã hội. Rất mong được sự chia sẻ từ các bố mẹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *