Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (BLW) là gì

ăn dặm bé chỉ huy (BLW)

Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy ( BLW ) sẽ phát triển kỹ năng nhai của bé , kỹ năng cầm tay thuận và phối hợp tay – mắt. Với sự giúp đỡ của bố mẹ , bé khám phá được rất nhiều món ăn có lợi cho sức khỏe và học được kỹ năng xã hội quan trọng.  Bé sẽ ăn theo nhu cầu của cơ thể và sẽ tránh được nguy cơ thừa cân sau khi lớn lên. Điều đặc biệt là bé sẽ thích và kết quả là bé sẽ vui vẻ và hào hứng khi đến giờ ăn.

Thế nào là phương pháp ăn dặm bé chỉ huy ( BLW ) ?

Ăn dặm là gì ?

Ăn dặm là sự chuyển đổi dần dần của bé , chuyển từ việc chỉ bú sữa mẹ  hay uống sữa bột sang ăn thêm một số loại thức ăn khác. Sự thay đổi có thể ngắn hoặc lâu tùy thuộc vào từng bé và hoàn cảnh công việc của mẹ. Những món ăn dặm đầu tiên sẽ bổ sung cho chế độ ăn và tập cho bé làm quen với thức ăn thêm đa dạng và phong phú hơn.

Trong nhiều gia đình , bố mẹ thường bắt đầu cho con ăn dặm bằng cách dùng thìa và đút cho bé ăn những thức ăn đã được xay nhuyễn khi họ quyết định tập cho con ăn dặm. Thường là khi bé bắt đầu cai sữa.

Tại sao ăn dặm bé chỉ huy ( BLW) lại khác biệt

Khi nghĩ đến việc cho bé ăn dặm , bạn sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh ông bố , bà mẹ sẽ cầm thìa và đút cho con từng thìa cháo , thức ăn được xay nhuyễn. Đi kèm là hình ảnh đứa trẻ đôi khi hào hứng đón nhận thức ăn Và cả những lúc  nhè , hất thức ăn ra ngoài , khóc ầm lên và không chịu ăn. Khi đó bố mẹ , ông bà lại phải diễn trò máy bay, tàu lượn để dỗ dành và thuyết phục bé ăn thêm nhiều hơn. Bình thường bữa ăn của bé cũng khác thời điểm với bữa ăn của cả gia đình.

phương pháp ăn dặm bé chỉ huy ( BLW)

Những hình ảnh đó cũng không có gì xa lạ với nhiều gia đình. Có 1 số ý kiến cho rằng việc cho bé ăn như trên là 1 kiểu trợ giúp về lâu dài sẽ không giúp bé tự suy nghĩ và ngăn cản ý nghĩ độc lập của bé.

Trong khi đó ,phương pháp ăn dặm bé chỉ huy ( BLW) sẽ khuyến khích bé tự độc lập và .tự tin bằng cách tuân theo tín hiệu của trẻ. Giai đoạn ăn dặm bé sẽ biểu hiện những hành động như tự ăn , tự quyết định lượng thức ăn mà bé cần. Điều này cho phép bé học theo bố mẹ , anh chị trong bữa ăn, hình thành cho bé tự nhiên, cảm thấy thú vị trong bữa ăn và cũng giúp bé học hỏi được nhiều thứ.

 Nếu như có cơ hội , bé sẽ tự biết khi nào sẵn sàng cho việc ăn dặm mà bố mẹ không phải quyết định điều đó. Một số biểu hiện cho thấy bé đã sẵn sàng là cầm mẩu thức ăn và đưa vào miệng. Và thật tuyệt vời khi bạn thấy con bạn đã sẵn sàng ăn dặm rồi phải không ?

Dưới đây là phương pháp ăn dặm bé chỉ huy :

  • Bé ngồi với cả gia đình và gia nhập bữa ăn cùng gia đình khi bé đã sẵn sàng.
  • Bé được khuyến khích khám phá đồ ăn ngay khi bé cảm thấy thích thú bằng cách cầm tay – ban đầu . Có thể bé sẽ không ăn ngay , nhưng điều đó không quan trọng khi mới bắt đầu với phương pháp này.
  • Thức ăn được xắt từng miếng và có hình dạng phù hợp để bé dễ cầm nắm thay vì những món được làm nhuyễn.
  • Bé tự giác ăn ngay lần đầu và không cần người khác đút.
  • Bé tự lựa chọn thức ăn và tập dần cho bé lựa chọn nhiều món khác để đa dạng thức ăn cho bé.
  • Vẫn cho bé tiếp tục bú sữa và để bé tự quyết định thời điểm cai sữa.

Có thể bạn chưa biết, những bữa ăn dặm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận của bé đến bữa ăn sau này và thật tuyệt vời khi bé cảm thấy hào hứng khi đến bữa ăn cùng với gia đình phải không.

Tại sao phương pháp ăn dặm bé chỉ huy ( BLW) lại hợp lý

Bạn hãy nhớ rằng , khi bé đi, đứng , bò , nói là những dấu mốc quan trọng và đều do bé quyết định khi bé đã sẵn sàng. Vậy tại sao việc bé ăn lại không để cho bé tự chỉ huy và theo quyết định của bé ?

Bé mới sinh ra đã tự bú sữa mẹ và 6 tháng sau có thể tự cầm thức ăn và đưa vào miệng.Sau nhiều năm, bố mẹ đã quen với những hành động đó của trẻ và khuyến khích , tập cho bé ăn mà không cần phải làm nhuyễn thức ăn.Tuy nhiên, việc khuyến khích bé ăn theo bản năng và tự lập nhưng bố mẹ cũng nên đút cho bé ăn trong giai đoạn đầu của ăn dặm.

Khi nào bé nên bắt đầu ăn dặm

Độ tuổi để bé bắt đầu ăn dặm là 6 tháng . Bởi vì , trước 6 tháng hệ tiêu hóa của bé chưa phải là tốt nhất nên dễ khiến bé khó tiêu hóa thức ăn. Trước 6 tháng sẽ không tốt cho bé bởi vì : 

  • Thức ăn không thể nhiều chất dinh dưỡng như sữa mẹ. Dạ dày của bé còn nhỏ và cần dinh dưỡng , calo dễ tiêu hóa và giúp bé phát triển tốt. Vì vậy, chỉ có sữa mẹ mới đủ chất dinh dưỡng cho bé.
  • Hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa sẵn sàng tiếp nhận các chất dinh dưỡng ở thức ăn. Vì vậy thức ăn sẽ theo phân ra ngoài và không đóng góp nhiều dinh dưỡng cho bé.
  • Ăn dặm quá sớm , bé sẽ uống ít sữa khiến bé nhận được ít dinh dưỡng hơn.
  • Hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện nên bé sẽ dễ gặp phải nguy cơ dị ứng và nhiễm khuẩn khi ăn dặm quá sớm.

Nhận biết thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm chỉ huy

Dấu hiệu sẵn sàng giả

Nhiều bố mẹ được khuyên về các dấu hiệu nhận biết thời điểm để bé ăn dặm là dựa vào các thời điểm. Hầu hết các dấu hiệu chỉ là một phần trong quá trình phát triển bình thường và liên quan đến tuổi  của bé chứ không hề là dấu hiệu của biểu hiện bé sẵn sàng ăn dặm.

Một số dấu hiệu sau khiến bố mẹ nghĩ rằng con bạn cần thêm thức ăn ngoài sữa :

  • Tỉnh nửa đêm : Rất nhiều cha mẹ cho con ăn dặm và hy vọng con bạn sẽ ngủ xuyên đêm. Và khi bé giật mình tỉnh giấc là vì đói. Nhưng bé tỉnh giấc đêm là vì nhiều lý do và cũng không thể nghĩ rằng khi bé được ăn dặm sẽ cải thiện điều này.  Nếu thực sự đói thì bé sẽ bú sữa nhiều hơn chứ không phải là tỉnh giấc.
  • Chậm tăng cân : Khi một số bố mẹ thấy con mình chậm tăng cần và tham khảo những thông tin thì nhận được lời khuyên là cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, việc bé chậm tăng cân ở tháng thứ 4 là điều bình thường. 
  • Bé nhìn cha mẹ ăn : Từ khoảng tháng thứ 4 , bé bắt đầu hào hứng với các hoạt động của gia đình . Và việc bạn thấy con mình hào hứng khi thấy bố mẹ ăn thì đừng vội nghĩ rằng đã đến lúc bé ăn dặm. Bé chỉ hiếu kỳ và chưa nhận thức được ý nghĩa của những hành động này.
  • Ngoài ra một số dấu hiệu khác như bé tóp tép miệng , bé còi cọc , bé bụ bẫm cũng dễ gây cho bố mẹ hiểu nhầm rằng đã đến thời điểm ăn dặm.
ăn dặm bé chỉ huy giúp bé tự tin

Dấu hiệu chứng tỏ bé đã sẵn sàng

Cách đáng tin nhất để biết liệu bé đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa là tìm hiểu các dấu hiệu trùng khớp với những thay đổi quan trọng của cơ thể bao gồm hệ miễn dịch và miệng của bé. Nếu bé tự ngồi chơi , thò tay cầm đồ vật và đưa chính xác vào miệng . Nếu bé ngồi chơi và nhai nhóp nhép thì đó là lúc bé sẵn sàng cho việc ăn dặm.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm bé chỉ huy ( BLW )

  • Sự hào hứng : Đối với tất cả chúng ta, bữa ăn là nơi mọi người cùng tập trung ăn uống với tâm trạng hào hứng và vui vẻ. Được chủ động , tự lựa chọn món ăn và lượng thức ăn phù hợp và tốc độ ăn theo ý mình sẽ tạo cảm giác phấn khích và ăn ngon miệng. Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy sẽ là lựa chọn tối ưu cho bé vì đáp ứng được những tiêu chí trên. Bé sẽ có cảm giác thèm ăn , tự lựa chọn và khám phá thức ăn. Điều đó khiến cho bé cảm thấy sau bữa ăn sẽ vui vẻ và không bị căng thẳng giúp bé có thái độ lành mạnh suốt đời với thức ăn.
  • Sự tự nhiên : Các bé đang ở độ tuổi phát triển tự nhiên và khám phá những điều mới mẻ. Điều đó giúp bé học hỏi được rất nhiều điều từ thức ăn hàng ngày sau này của trẻ. Việc bạn áp dụng ăn dặm bé chỉ huy  sẽ giúp bé tự điều chỉnh nhịp độ ăn và lượng ăn phù hợp giúp bé phát triển kỹ năng lắng nghe bản thân.
  • Khám phá thức ăn : Giúp bé tự khám phá hình dạng , mùi vị , độ thô , mịn của thức ăn và cách kết hợp thức ăn như thế nào. Bé được áp dụng phương pháp BLW sẽ giúp bé cảm nhận được vị của thức ăn và từ đó bố mẹ có thể phát hiện bé thích hương vị và món ăn nào và không thích món nào, từ đó giúp bố mẹ có thể chuẩn bị cho bé dễ dàng hơn.
  • Học cách ăn an toàn : Giúp bé cảm nhận được thức ăn phải xử lý như thế nào , cứng hay mềm , thức ăn cần nhai hay không cần nhai . Đối với trẻ việc cảm nhận thức ăn và dùng tay đưa vào miệng và cách xử lý thức ăn sẽ giúp bé hạn chế được chứng nghẹn thường gặp ở trẻ.
  • Nâng cao sự tự tin : Cho phép tự làm mọi việc không chỉ giúp trẻ học hỏi mà còn tự tin quyết định và khả năng đánh giá . Khi bé nhặt đồ ăn đưa vào miệng  thì phần thưởng là hương vị thơm ngon và bé có nhiều tự do học hỏi hơn.
  • Giúp bé dễ dàng gia nhập :  Khi bé được ăn cùng bữa với gia đình chắc chắn bé sẽ vui vẻ và cảm nhận được sự hoạt động của mọi người. Cả nhà cùng ăn và mỗi người đều đóng góp 1 phần cho sự hoạt động vui vẻ ăn uống này.
  • Dễ dàng lựa chọn món ăn : với phương pháp bé tự chỉ huy bố mẹ có thể lựa chọn món ăn phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé là đủ. Không phải xay nhuyễn hay chế biến cầu kì và mất thời gian như những phương pháp khác.
  • Ngoài những ưu điểm trên, phương pháp BLW sẽ không còn những trận chiến khi đến giờ ăn , dễ dàng đi ra ngoài ăn uống , chi phí cho phương pháp này cũng rẻ hơn vì không phải làm đồ ăn riêng cho bé.

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm bé chỉ huy là hơi Bừa bộn : Chính xác là phương pháp này sẽ làm bừa bộn chỗ ăn của bé. Đối với những bé mới tập sẽ gây bẩn và vương vãi đồ ăn. Nhưng khi bé đã quen, sự bừa bộn này cũng sẽ giảm đi và được cải thiện đáng kể.

Những câu hỏi thường gặp :

  1. Bé có nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng khi áp dụng phương pháp ăn dặm bé chỉ huy không ?

Trả lời : Việc bé có nhận được đầy đủ dinh dưỡng hay không phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn thực phẩm , dinh dưỡng và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bé. Bạn vẫn phải tuân thủ chế độ ăn uống cho bé theo tiêu chuẩn dinh dưỡng. Phương pháp BLW giúp bé tự quyết định món ăn cho riêng mình.

  1. Xay nhuyễn chẳng phải là dễ tiêu hóa hơn và bổ dưỡng hơn sao ?

Điều đó đúng khi nói thực phẩm đã đi vào trong dạ dày thì xay nhuyễn sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Nhưng miệng có nhiệm vụ nghiền , nhai thức ăn. Món ăn khi được nhai kỹ sẽ dễ dàng tiêu hóa hơn là xay nhuyễn bởi vị thức an đã được trộn với nước bọt của bé và quan trọng trong quá trình tiêu hóa

  1. Những bé nào không nên tập bằng phương pháp ăn dặm bé chỉ huy ?

Phương pháp này tùy thuộc vào sự phát triển bình thường của bé. Vì vậy , Nó có thể được cân nhắc khi bé phát triển chậm , yếu cơ hoặc bị khuyết tật về thể chất. Nói chung, khi bé đã trên 6 tháng thì được khuyến khích áp dụng bé ăn dặm tự chỉ huy .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *