Bí quyết để trẻ thích đọc sách hơn cầm điện thoại

hướng dẫn cách giúp trẻ thích đọc sách

Làm thế nào để trẻ thích đọc sách ngay từ khi còn nhỏ ? Khi trẻ còn nhỏ , bạn thường thấy chúng đều thích thú và tò mò khi nghe bạn kể chuyện cổ tích phải không ? Thật tuyệt vời , vì đó là một thói quen tốt cho sự phát triển nhận thức, học tập và tương lai sau này của trẻ. Nhưng khi trẻ bắt đầu lớn lên thì việc đọc sách thì giống như là một áp lực và trẻ không còn hứng thú khi cầm cuốn sách nữa, thay vào đó lại thích thú khi cầm điện thoại smartphone để xem những thứ vô bổ trên đó.

Mặc dù có rất nhiều nhà trường và một số cha mẹ thường quy định thời gian đọc sách nhưng xem ra nó không giúp bé duy trì được tính tự giác hay hứng thú. Đôi khi, bạn phải nổi cáu với bé vì tính tự giác trong việc đọc sách và ham mê điện thoại.

Vậy làm sao để trẻ cảm thấy thích thú với những cuốn sách và bạn hài lòng với sự tự giác của bé ? Có rất nhiều phương pháp hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng cho con mình để khuyến khích đọc sách ở trẻ em. Theo tiến sĩ Dana Reisboard : “ Cha mẹ trải nghiệm đọc và đọc sách tích cực cùng con sẽ là nền tảng cho sự yêu thích sách và việc đọc sách, học tập “Đầu tiên , chúng ta hãy tìm hiểu thêm về cách dạy đứa trẻ thích đọc sách.

Tác dụng của việc đọc sách cho trẻ

Như bạn đã biết , việc đọc là một yếu tố quan trọng về kỹ năng sống mà trẻ không thể thiếu khi lớn lên. Nó là một nội dung không thể thiếu ở trường học và sự nghiệp sau này. Ngoài ra nó còn thúc đẩy sự phát triển trí não, tìm hiểu và nhận thức thế giới xung quanh của chúng ta. Nó giúp cho trẻ cải thiện sức khỏe và tinh thần. Một điều không thể phủ nhận rằng sách chính là cửa sổ tâm hồn và đọc sách chính là cách đưa những tri thức từ bên ngoài vào tâm trí của trẻ.

Về thành tích học tập khi trẻ thích đọc sách

Kỹ năng đọc và viết luôn đi đôi với nhau, khi bạn đọc cho con nghe những chữ cái, từ vựng , các nguyên tắc để ghép nên từ điều đó giúp cho con bạn nhận ra sự thú vị của những quy luật đó. Tạo sự tò mò về những điều đó sẽ là bước khởi đầu nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách ở bé.

Thế giới ngày càng thay đổi , các môn học và lĩnh vực đều thông qua việc đọc để tiếp thu những kiến thức đó. Ngoài ra, Nó giúp cho thành tích học tập của trẻ được cải thiện và ngày càng tốt hơn. Theo thống kê, những trẻ có thành tích học tập tốt ở trong trường thường là những trẻ có khả năng tự đọc rất tốt.

Khả năng kết nối

Theo nghiên cứu cho thấy rằng, việc đọc tốt hơn khả năng đọc viết. Nó bao gồm cả trí tuệ , cảm xúc , tinh thần và cả tuổi thọ. Đọc sách giúp cải thiện liên kết giữa trẻ và những thứ xung quanh. Củng cố rất nhiều điều từ kỹ năng phát triển , học thuật , cảm xúc xã hội và nhận thức của trẻ. Ngoài ra, việc đặc tăng cường vốn từ vựng , xây dựng tư duy , hình thành khả năng tự định hướng và thúc đẩy sự hiểu biết về những người khác.

hướng dẫn bạn cách giúp trẻ thích đọc sách hơn
cách giúp trẻ thích đọc sách hơn

Sức khỏe về tinh thần

Khi con bạn đọc tốt , sẽ giúp cho bé cảm thấy tự tin, bình tĩnh và hạnh phúc hơn so với những trẻ ít đọc sách. Nhờ có khả năng đọc mà trẻ có thể tự quyết định hay đưa ra những ý kiến quyết định khi chơi với những đứa trẻ khác. Hay nói rõ ra là về khả năng lãnh đạo khi còn nhỏ. Bạn có biết rằng, các nhà khoa học đã nghiên cứu việc đọc sách còn giúp giảm huyết áp, tiết ra các hooc môn tạo khoái cảm và tốt cho tim mạch. Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng điều đó là sự thật.

Ngoài ra, khi bạn đọc sách cho con nghe , điều này giúp sự gần gũi giữa bạn và con tốt hơn. Khi bạn đọc to sẽ thúc đẩy tình cảm giữa cha mẹ và con cái ngày càng tốt hơn . Đồng thời hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết sớm hơn.

Khuyến khích đọc sách trẻ em

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để khuyến khích sự đam mê đọc sách ở trẻ ? Theo chuyên gia đọc sách – Heather Meinsberger, chuyên gia đọc sách với hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ em – thì trẻ em cần ba điều chính để khuyến khích trẻ đam mê đọc sách là : tò mò , thời gian , cách làm mẫu.

Đọc to và rõ ràng cho trẻ

Bạn có biết rằng chỉ cần đọc sách cùng con là cách tốt để nuôi dưỡng sự đam mê đọc sách của bé từ khi mới bắt đầu sinh ra. Nó cũng giống như bạn trồng một cây cảnh vậy . Cây còn non là điều kiện tốt nhất để bạn có thể uốn nắn theo kiểu dáng mà bạn muốn.Và điều đó thật dễ dàng phải không nào ?

  Hãy đề ra mục tiêu đọc sách cho trẻ  là một hoạt động thường xuyên và liên tục chứ không phải tùy cảm hứng hay gián đoạn,  xây dựng các mối quan hệ và kiến thức và tính tò mò. Ngoài ra , khi bạn muốn khuyến khích sự yêu thích đọc sách của bé thì đừng đặt mục tiêu rằng bé phải học được kỹ năng đọc viết. Thay vào đó , hãy tập trung vào cảm xúc và truyền cảm hứng cho bé khi đọc truyện. Điều này giúp cho bé khả năng tập trung lắng nghe của trẻ.

Lưu ý rằng : việc đọc to và rõ ràng khó khăn hơn việc bạn đọc một cuốn sách bằng mắt đó, vì vậy hãy chú ý điểm này. Điều mà bé thu được lại rất tốt vì giúp trẻ xây dựng được vốn từ vựng , khả năng nghe và gắn kết cảm xúc.

Khi trẻ lớn lên một chút, bạn cũng nên tiếp tục duy trì thói quen này ngay cả khi khả năng đọc của bé đã thành thạo. Hãy đọc các câu dài hơn và mức độ phức tạp hơn để tăng dần tư duy của trẻ. Điều đó làm cho bé tăng khả năng tưởng tượng cũng như độ phản xạ , hiểu nhanh hơn.

Một lần nữa bạn cần nhớ là hãy duy trì thói quen vì điều đó giống như bài tập về nhà đối với học sinh sau khi bé lớn lên. Và bạn phải đọc to , rõ ràng để thu hút khả năng nghe giúp con bạn đơn giản là thưởng thức một câu chuyện và trải nghiệm việc đắm chìm sự tập trung trong cuốn sách.

Một yếu tố quan trọng nữa là bạn cố gắng đảm bảo thời gian dành cho việc nghe bạn đọc phải phù hợp. Trẻ sẽ cảm nhận được năng lượng bạn truyền đạt và khơi dậy sự tò mò và thu hút trẻ để trẻ có thể phát triển thành những độc giả độc lập và ham học hỏi suốt đời.Theo sự lớn lên của bé, bạn sẽ biết thời điểm dừng lại việc đọc to như ban đầu nữa. Hãy chú ý phản ứng và biểu cảm của bé nhé , bạn sẽ biết cần phải làm gì ?

Nói về sách

Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi đọc các câu chuyện hay truyện tranh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì hãy dành thời gian nhìn vào hình ảnh trực quan, mô tả bức tranh bạn thấy trong đó. Cách truyền đạt này giúp cho bé hiểu biết bằng trực quan và hứng thú tham gia nhiều hơn. Ngoài ra, ngữ điệu cũng tạo cho câu chuyện bạn kể thêm phần hấp dẫn và sống động hơn.

Trong khi bạn kể chuyện, hãy dành thời gian ngắn để đặt những câu hỏi và tóm tắt ngắn nội dung của câu chuyện. Một số gợi ý như hỏi bé về dự đoán tiếp theo của nội dung câu chuyện là gì ? Nhân vật trong truyện là ai ? con bạn thích trở thành nhân vật nào..Điều này giúp câu chuyện sống động , tạo sự tương tác , kỹ năng hiểu, tập trung và hình thành tư duy phản biện cho bé.

Một điều quan trọng nữa, khi bạn đọc cho con nghe có thể một số điều còn mới lạ với trẻ . Dẫn tới bé chưa thể hiểu rõ, bạn hãy dừng lại và gợi ý hoặc mô tả chi tiết hơn. Chi tiết này có vẻ đơn giản nhưng nó hình thành cho trẻ biết rằng đôi khi giải quyết vấn đề cần dừng lại , suy nghĩ khi đọc sách là điều bình thường. Giúp nâng cao mức độ hiểu biết sâu sắc hơn, tạo mối liên kết giữa các nội dung trong câu chuyện và thế giới xung quanh đối với cuộc sống của trẻ.

Duy trì thói quen đọc sách cho trẻ

Hãy duy trì thói quen đọc sách cho trẻ trong một thời gian cụ thể trong ngày, điều này giống như chúng ta tạo lịch cụ thể cho bé làm quen dần với kế hoạch . Khuyến khích bé tự đọc ngay cả khi không có bố mẹ ở bên cạnh. Bé làm được điều này thì quá tuyệt vời ! Hãy đặt mục tiêu dành 15 đến 30 phút đọc sách hàng ngày trước khi đi ngủ là tốt nhất. Vẫn duy trì thói quen đọc cho con nghe ngay cả khi bé chưa sẵn sàng để tập trung tối đa vào câu chuyện.

Việc xây dựng thói quen đọc sách là điều cực kỳ quan trọng đối với bé, khi thói quen đọc sách gần như là nhiệm vụ phải làm hàng ngày thì bé sẽ dần dần có xu hướng tự mình làm việc đó và thích thú với việc đọc sách. Tuy nhiên , bạn cũng không nên quá đặt kỳ vọng vào thói quen của bé sẽ được thay đổi ngay lập tức. Nhưng tôi khá chắc chắn một điều , việc đọc càng nhiều thì càng tiến bộ và càng đọc giỏi thì trẻ càng thích thú với thói quen này.

Hãy lựa chọn cuốn sách mà trẻ cảm thấy thích thú nhất, nó phản ánh sở thích trong bé. Ví dụ : những cuốn sách về động vật , về màu sắc, nhân vật nào đó mà bé thích hoặc cuốn sách mà con bạn tự chọn. Nếu bạn khó khăn trong việc này , có thể tham khảo những bố mẹ khác, thầy cô giáo hoặc tìm hiểu trên internet. Ngoài ra, những nhân vật trong cuốn sách nó có nét tương đồng với con bạn hoặc gia đình bạn cũng là một gợi ý tuyệt vời cho trí tưởng tượng của trẻ.

Tìm hiểu lý do trẻ không thích đọc sách

Một sơ suất mà chúng ta không chú ý đến là tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé lại không có hứng thú với việc nghe và đọc sách. Vấn đề này tiềm ẩn cho việc học tập của trẻ sau này. Nếu trẻ né tránh thói quen này bạn hãy hỏi con có vấn đề gì đằng sau không ? để tìm cách tháo gỡ khi mới bắt đầu.

Một số biểu hiện mà bạn có thể quan sát được như né tránh , khóc, quấy nhiễu …Nếu trẻ đã đi học mẫu giáo thì bạn có thể hỏi giáo viên của bé để giải đáp những thắc mắc trên. Bạn có thể theo dõi xem độ tuổi bé đã có thể đọc được chưa hay bé có gặp phải vấn đề về chứng khó đọc ở trẻ. Một số bé gặp phải chứng khó đọc và muộn hơn so với các bạn cùng lứa , tuy nhiên bạn cũng không cần phải lo lắng quá về vấn đề này.

Thực hiện mẫu cho bé

Hãy thực hiện các hành động đọc sách hàng ngày khi bạn thư giãn, khi bạn rảnh rỗi. Con bạn thấy cha mẹ thường xuyên đọc sách để giải trí thì bé cũng sẽ làm theo bạn. Tất nhiên , không nhất thiết bạn phải cầm cuốn sách với hàng trăm trang hay những câu chuyện dài tập. Nó có thể là tờ báo , bài hướng dẫn nấu ăn..Điểm quan trọng ở đây là tạo hình tượng cho con bạn học theo, thấy bố mẹ thường xuyên đọc sách sẽ giúp bé bắt chước bố mẹ.

Tham gia các hoạt động liên quan việc đọc

Nếu ở gần bạn hoặc trường của bé tổ chức các hoạt động trên thì bạn cố gắng tham gia cùng bé. Các hoạt động này tạo môi trường cho bé và bé cảm thấy nhiều người cũng có sở thích như mình và không bị nhàm chán. Nếu bé nhà bạn lớn hơn một chút , bạn có thể chơi trò đố chữ, gieo vần và ca hát để xây dựng nhận thức về chữ cái và từ ngữ. Điều này giúp bé nói lưu loát và dễ dàng hơn.

Để không bị nhàm chán , hãy đưa con đến thư viện nếu có thể , ở đó bạn vừa có thể thoải mái lựa chọn chủ đề để đọc cho bé, có rất nhiều tài nguyên tuyệt vời mà con bạn sẽ thích. Đôi khi, bạn có thể nhờ con bạn đọc những dòng chữ in ở trên biển quảng cáo , trên sản phẩm để kích thích sự tò mò của bé với môi trường xung quanh.

Trên đây là nội dung của bài viết giúp con bạn cảm thấy thích thú đọc sách mà sạch và bổ ích đã giới thiệu. Hy vọng những thông tin trên bạn có thể tham khảo. Hãy chia sẻ nội dung trên đến những người làm cha mẹ để con mình có thể thay đổi thói quen đọc sách thay vì cầm điện thoại trên tay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *